Academia.edu no longer supports Internet Explorer.
To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.
Kh¸i niÖm chung vÒ bª t«ng øng suÊt tr íc:
TUYỂN TẬP HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ NHẤT ĐỘNG LỰC HỌC VÀ ĐIỀU KHIỂN, 2019
Vật liệu cốt sợi polymer (FRP) được sử dụng khá rộng rãi trong công nghiệp từ lâu nhờ có cường độ cao, khả năng chống ăn mòn tốt. FRP đang bắt đầu được sử dụng tại Việt Nam để gia cường kết cấu BTCT và được làm cốt thay cho cốt thép truyền thống do ưu điểm cường độ chịu kéo cao và không bị ăn mòn cốt trong môi trường xâm thực. Nghiên cứu này tìm hiểu ứng xử của dầm bê tông cốt sợi FRP trên phần mềm PTHH ATENA và thực nghiệm uốn dầm bê tông cốt sợi thủy tinh (GFRP). Kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc chẩn đoán khả năng chịu uốn của dầm bê tông cốt FRP và kiểm chứng các ứng xử như độ võng, ứng suất, sự phát triễn vết nứt của dầm khi chịu uốn. Từ khóa: Phần tử hữu hạn (PTHH), Cốt sợi thủy tinh (GFRP), thanh polymer (FRP bar), Bê tông cốt thép (BTCT), hiệu ứng lực.
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD) - ĐHXD
Bê tông rỗng là bê tông có cấu trúc rỗng thông nhau được tạo lên từ các cấp phối hạt cốt liệu gián đoạn. Ở một số nước, vật liệu này đã được áp dụng cho các công trình bảo vệ bờ biển do khả năng hấp thụ năng lượng sóng theo cơ chế chủ động. Bài báo này trình bày nghiên cứu khả năng sử dụng bê tông rỗng phục vụ xây dựng đê chắn sóng ngầm – một dạng công trình bảo vệ bờ biển được đánh giá là phù hợp đối với điều kiện Việt Nam. Thí nghiệm mô hình vật lý được thực hiện trên các mẫu cấu kiện bê tông rỗng có dạng hình hộp, được chế tạo với các kích thước đá (5-10, 10-20 và 20-40 mm) và độ rỗng khác nhau (15-25%). Kết quả đo đạc cho thấy chiều cao sóng giảm từ 21% đến 56% khi đi qua đê ngầm dạng thành đứng xếp bằng các mẫu cấu kiện.
Tạp chí Khoa học Giao thông Vận tải, 2022
To increase the permeable capability of surface layers, the permeability should be considered when defining a pervious concrete (PC) mixture proportion. Due to the complexity of the PC structure, the available models in the literature are not enough to predict exactly the permeability coefficient. Therefore, this paper aims to develop a simple analytical model to predict the permeability of the PC from its compositions. In order to achieve this purpose, the two main parts of this study were proposed as follow: (1) A close form solution of the Kozeny-Carman equation-type was carried out to evaluate the relationship permeability-porosity of the pervious concrete structure; (2) A relevant dataset of 195 pervious concrete samples with different mix proportion ratios was built from a large amount of data sources collected from the reputable and open international literature to refine the free parameters of the theoretical model proposed. Then, the present models' predicting permeability of the PC structure from its compositions was compared to independent experimental observation to show the reliability and accuracy of the proposed approach.
Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng
Nghiên cứu chế tạo cốt liệu nhẹ nhân tạo (LWA) từ nguồn vật liệu địa phương và tro bay từ nhà máy nhiệt điện tại khu vực Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) bằng phương pháp liên kết nguội. Qua các thử nghiệm cho thấy có thể sản xuất LWA từ tro bay có khối lượng thể tích thấp (1,002 g/cm3), độ hút nước của cốt liệu đạt 15,67 % cao hơn so với đá tự nhiên (5,21 %) và cường độ nén từng viên của LWA được sản xuất đạt 1,08 MPa với hàm lượng 8 % xi măng và LWA được ứng dụng vào thay thế 100% thể tích của đá dăm trong hỗn hợp bê tông tự lèn với các tỷ lệ w/c khác nhau. Kết quả cho thấy bê tông nhẹ tự lèn được sản xuất trong nghiên cứu có độ sụt cao nằm trong khoảng từ 250 mm đến 270 mm và đường kính chảy loang từ 550 mm đến 650 mm đạt yêu cầu về bê tông tự lèn theo tiêu chuẩn TCVN 12209:2018, khối lượng thể tích khô của bê tông sử dụng LWA nhỏ hơn 12 % đến 16 % so với các trường hợp cấp phối bê tông sử dụng đá tự nhiên. Độ hút nước thấp và cường độ đạt khoảng 90 % đến 97 % so với các cấp phối ...
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD) - ĐHXD, 2020
Bê tông chất lượng siêu cao là một loại vật liệu xây dựng mới có nhiều tính năng cơ lý và kỹ thuật vượt trội so với bê tông truyền thống (bê tông thường), đã được nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vào các công trình xây dựng, đặc biệt là công trình cầu, ở các nước tiên tiến từ những năm 90 của thế kỷ trước. Ở Việt Nam loại vật liệu này cũng đang ở giai đoạn nghiên cứu phát triển và ứng dụng thử nghiệm. Vì vậy việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật ứng dụng bê tông chất lượng siêu cao là rất cần thiết. Bài báo trình bày một nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật ứng dụng bê tông chất lượng siêu cao thông qua việc so sánh phương án sử dụng bê tông chất lượng siêu cao với bê tông thường để thiết kế và xây dựng cầu dân sinh An Thượng, thành phố Hưng Yên. Từ khóa: bê tông; bê tông chất lượng siêu cao; hiệu quả kinh tế - kỹ thuật; xây dựng công trình cầu.
Journal of Science and Technology in Civil Engineering, 2022
Xi măng được sử dụng phổ biến để cải thiện đất yếu như làm tăng cường độ, khống chế biến dạng, giảm hệ số thấm, v.v... Sự thay đổi các đặc tính kỹ thuật của đất trộn xi măng (soilcrete) phụ thuộc vào sự thay đổi cấu trúc vi mô của nó. Nghiên cứu này khảo sát sự biến đổi vi cấu trúc của soilcrete bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) để làm sáng tỏ sự thay đổi hệ số thấm (k s) theo thời gian. Hai mẫu soilcrete giống nhau được chế tạo từ đất cát san lấp tỉnh Đồng Tháp trộn với xi măng OPC hàm lượng 300 kg/m 3 để thực hiện thí nghiệm thấm và SEM. Kết quả cho thấy k s của soilcrete giảm hơn 1.000 lần so với đất cát tự nhiên. k s của soilcrete giảm theo thời gian bảo dưỡng. Vi cấu trúc của mẫu soilcrete đặc chắc hơn so với mẫu đất chưa xử lý. Các sản phẩm CSH và ettringite được nhìn thấy rõ ràng trên các hình ảnh SEM, các sản phẩm này tăng dần lấp đầy lỗ rỗng trong mẫu soilcrete làm giảm hệ số thấm của soilcrete theo thời gian bảo dưỡng. Từ khoá: hệ số thấm; đất trộn xi măng; cát san lấp; vi cấu trúc; SEM.
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD) - ĐHXD, 2020
Bài báo này đề xuất một lý thuyết biến dạng cắt bậc cao hai biến để phân tích ứng xử tĩnh của dầm composite. Trường chuyển vị của bài toán được rút gọn từ lý thuyết biến dạng cắt bậc cao ba biến bằng cách sử dụng phương trình cân bằng tĩnh học. Phương trình chủ đạo được thành lập từ phương trình Lagrange. Lời giải Ritz, với hàm xấp xỉ là hàm số mũ cơ số Napier, phù hợp với các điều kiện biên khác nhau được đề xuất để giải bài toán. Sự hiệu quả của trường chuyển vị đề xuất và hàm xấp xỉ Ritz mới được phân tích, đánh giá. Các ví dụ số được thực hiện để khảo sát độ hội tụ của lời giải và so sánh với các nghiên cứu trước. Ảnh hưởng của điều kiện biên, hướng sợi, tỷ số chiều dài/chiều cao dầm, đặc biệt là biến dạng cắt đến chuyển vị và ứng suất của dầm composite lớp được khảo sát và bình luận chi tiết. Từ khóa: dầm composite; lý thuyết biến dạng cắt bậc cao; phương pháp Ritz; phân tích tĩnh; rút gọn trường chuyển vị.
Tạp chí Khoa học Giao thông Vận tải, 2022
The pervious concrete is an ecological material which has many advantages such as control rainwater runoff, reduce environmental pollution, allow the natural recharge of the groundwater, filter out contaminants in waters. The available research on its flexural behavior is limited compared to compressive strength and porosity, permeability. In this paper, we propose a new numerical model to evaluate the flexural behavior of pervious concrete at mesoscale level. The fracture behavior of pervious concrete is simulated using the phase field method. This approach can simulate complex crack paths such as crack branching, crack coalescence. The mesostructure of pervious concrete is constructed using the new generated algorithm method. Aggregate is assumed to have an elliptical form. Numerical results agree fairly well with experimental results in terms of load -crack mouth opening displacement and fracture pattern. On the other hand, it is also shown that the shape of aggregate affect the flexural behavior of pervious concrete.
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD) - ĐHXD, 2020
Phế thải từ phá dỡ các công trình ở Việt Nam hiện nay chưa được quản lý chặt chẽ và gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên có thể tái tạo. Bên cạnh đó, một lượng không nhỏ thải phẩm của các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như bê tông khí chưng áp (AAC) không được tái sử dụng mà đang chôn lấp hoặc đổ thải. Việc nghiên cứu tái sử dụng phế thải xây dựng và thải phẩm công nghiệp là rất cần thiết và có ý nghĩa lâu dài. Bài báo đưa ra một số kết quả nghiên cứu sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựng và thải phẩm công nghiệp là phế phẩm bê tông khí chưng áp (AAC) để chế tạo gạch bê tông rỗng có khả năng thoát nước mưa, ngăn ngừa ngập lụt và góp phần làm giảm hiệu ứng nhiệt đô thị. Kết quả nghiên cứu có lợi ích kép về mặt bảo vệ môi trường. Gạch bê tông rỗng có tổng độ rỗng từ 22,2% đến 41,2% (bao gồm độ rỗng giữa các hạt và độ rỗng bên trong hạt AAC và cốt liệu tái chế), tốc độ thoát nước từ 2,3 mm/s đến 9,1 mm/s, độ hút nước đạt từ 5,1% đến 16,5%, cường độ né...
Trong phần này, nhóm tác giả trình bày cụ thể và chi tiết hơn về FDI tại Việt Nam sau hơn ba thập kỷ dựa trên các tiêu chí bao gồm những sự kiện nổi bật, thực trạng và triển vọng.
Tuyển tập công trình HNKH toàn quốc lần thứ 3 về điều khiển & Tự động hoá VCCA - 2015, 2016
2006
Diện và hàng thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam luận văn thạc sĩ luật học Hà nội -2006 Đại học quốc gia hà nội Khoa Luật Đỗ Quảng Oai Diện và hàng thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 Luận văn thạc sĩ luật học Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Công Lạc Hà nội -2006 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động có ích của mỗi người là nguồn gốc tạo ra của cải xã hội. Song để biến lao động thành một hoạt động tự giác, phát huy được tính năng động, sáng tạo của người lao động thì xã hội phải quan tâm tới lợi ích của họ. Chính vì thế chế định quyền sở hữu nói chung và chế định quyền thừa kế nói riêng ra đời là một trong những phương thức pháp lý cần thiết để bảo toàn và gia tăng tích lũy của cải trong xã hội. Về mặt tâm lý cá nhân không chỉ muốn mình có quyền năng đối với khối tài sản của mình khi còn sống, mà còn muốn chi phối nó ngay cả khi đã chết. Vì vậy, Nhà nước đã công nhận quyền thừa kế của cá nhân đối với tài sản, coi thừa kế là một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu. Điều này không chỉ có tác dụng kích thích tính tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng mà còn tạo động lực phát triển lòng say mê, kích thích sự quản lý năng động của mỗi con người, tạo ra sự thi đua thầm lặng của mỗi cá nhân nhằm nhân khối tài sản của mình lên bằng sức lực và khả năng sáng tạo mà họ có. Khi họ chết, các tài sản của họ để lại sẽ trở thành di sản và được phân chia cho các thế hệ con cháu. Và nếu như con cháu chính là sự hóa thân của ông bà, bố mẹ, là sự kéo dài nhân thân của mỗi người thì sự chuyển dịch di sản theo chế định thừa kế chính là sự nối tiếp về quyền sở hữu. Vì vậy, một người coi là đã chết nhưng chết chưa hẳn là đã chấm dứt mà một phần con người đó còn hiện hữu, tồn tại trong con cháu, trong những di sản mà họ để lại. Pháp luật công nhận quyền thừa kế của cá nhân đã đáp ứng một phần mong mỏi của con người là tồn tại mãi mãi. Chính vì thế, pháp luật thừa kế trên thế giới nói chung và pháp luật thừa kế ở Việt Nam nói riêng đã không ngừng phát triển và hoàn thiện. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, sau Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự (BLDS) chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, tạo lập hành lang pháp lý cho các cá nhân khi thực hiện quyền thừa kế. Được quy định tại phần thứ tư, bao gồm 4 chương, 56 điều, từ Điều 631 đến Điều 687 của BLDS năm 2005 chế định thừa kế đã tạo chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể khi tham gia quan hệ thừa kế, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Chế định quyền thừa kế trong BLDS đã kết tinh những thành tựu của khoa học pháp lý nhân loại góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp đã ăn sâu vào tiềm thức và lưu truyền qua bao đời của dân tộc Việt Nam.
SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY
Mục tiêu của bài viết này nhằm phân tích hiệu quả hiệu quả lợi nhuận sản xuất nông nghiệp mà cụ thể là phân tích hiệu quả lợi nhuận của hộ trồng cam sành ở Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang bằng cách tiếp cận phương pháp hồi quy. Số liệu sơ cấp của đề tài được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 200 nông hộ trồng cam sành theo phương pháp chọn ngẫu nhiên vào thời điểm tháng 5 năm 2022. Trong giai đoạn đầu chúng tôi sử dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) để tính toán hiệu quả kĩ thuật của các nông hộ trồng cam sành. Ở giai đoạn 2, để khắc phục hạn chế của phương pháp bao dữ liệu nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bootstrap truncated để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lợi nhuận của các hộ nói trên. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả lợi nhuận trung bình của các hộ sản xuất cam sành được khảo sát là 0,486, nó dao động từ 0,034 đến 1,000. Điều đó có nghĩa rằng các nông hộ có nhiều tiềm năng để cải thiện hiệu quả của lợi nhuận sản ...
FAIR - NGHIÊN CỨU CƠ BẢN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2015, 2016
Báo cáo này đề cập đến việc xây dựng hệ bao (Bounding volume hierarchy-BVH) tự động cho một đối tượng 3D. Việc xây dựng BVH cho đối tượng thường theo mô hình từ trên xuống (top-down), từ dưới lên (bottom-up) hoặc thêm vào (add in); với một dạng hộp bao cụ thể. Kỹ thuật đề xuất xây dựng BVH dựa trên việc sử dụng nhiều dạng hộp bao khác nhau phù hợp với thực tế hoạt động của đối tượng. Kỹ thuật đã được thử nghiệm và tỏ ra hiệu quả đối với các mô hình đối tượng 3D được xây dựng theo phương pháp liên tục. Từ khóa-hệ bao, tự động, nhiều dạng hộp bao, nhận dạng va chạm ABSTRACT-In this paper, we describe the algorithm construct the Bounding volume hierarchy (BVH) automatically for a 3D model. In common, the tree data constrution progress for BVH of an object could be implemented with Top-down model, Bottom-up model or Add-in model, with only determined bounding volume. We also describe a technic to construct the tree data of BVH based on algorithm using multiple kind of bounding volume according to the operation of objects. The algorithm was tested and showed the effect with the continous tree data construction of 3D models.
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD) - ĐHXDHN, 2021
Gạch nung là vật liệu xây dựng truyền thống và nhu cầu sử dụng để xây rất lớn. Nguyên liệu sản xuất gạch chủ yếu là đất sét dẻo, đất nông nghiệp, nguồn này đang dần cạn kiệt. Chúng được sản xuất theo phương pháp tạo hình dẻo, đây phương pháp đơn giản và phổ biến. Trong khi đó bùn thải đô thị hàng năm rất lớn, gây ô nhiễm môi trường. Đã có nhiều nghiên cứu xử lý, sử dụng bùn thải nhưng còn hạn chế. Nhóm nhiên cứu sử dụng bùn thải nạo vét đã xử lý làm nguyên liệu để sản xuất gốm tường. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoàn toàn có thể sử dụng bùn thải, bùn thải đã xử lý để thay thế đất sét từ 10÷30% để chế tạo được gạch xây đạt theo TCVN 1451:1998: cường độ chịu nén Rn ≥ 75 kG/cm2, độ hút nước Hp đạt 11÷16%, âm thanh tốt,…
Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, 2022
In the early twentieth century, in Hanoi, many public buildings were built by
Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ Giao thông
Ăn mòn cốt thép do ion clo và an mòn sulfat bên ngoài ảnh hưởng tới độ bền và khả năng chịu lực của công trình bê tông, công trình bê tông cốt thép trong môi trường nước biển và đặc biệt đối với các công trình bê tông tiếp xúc thường xuyên với nguồn nước có chứa ion sulfat với nồng độ cao. Trong bài báo này một ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của ăn mòn Sulfat ngoài đối với đập bê tông Mequinenza và ảnh hưởng của các loại bê tông đến quá trình khuyếch tán các ion clo đối đã được nêu ra. Việc hình thành khoáng thaumasite có hại cho tính chất cơ học của bê tông. Mô phỏng quá trình ăn mòn Sulfat ngoài đối với đập bê tông được tiến hành nhờ sự giúp đỡ của mô hình địa hóa học. Mô hình đã thành công trong việc khẳng định sự hình thành khoáng thaumasite ở lóp vỏ của bê tông cùng với tăng độ rỗng từ đó làm bong tróc lớp vỏ bê tông đã được quan sát trong công trình thực tế. Mô hình ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình khếch tán các ion clo trên cơ sở nồng độ clo trong bê tông. Dựa trên các kết q...
Research and Development on Information and Communication Technology, 2018
Biên tập lĩnh vực điều phối phản biện và quyết định nhận đăng: PGS. TS. Nguyễn Khánh Văn Tóm tắt: Tường lửa là một thiết bị bảo mật mạng, trong đó sử dụng tập luật để kiểm soát các gói tin đi qua thiết bị. Cấu hình các luật tường lửa là nhiệm vụ rất khó khăn ngay cả đối với các chuyên gia bảo mật, đặc biệt đối với các hệ thống mạng phức tạp. Sai sót trong quá trình cấu hình thiết bị sẽ tác động tới hai khía cạnh: (i) làm ảnh hưởng tới sự an toàn của hệ thống mạng cần được bảo vệ và (ii) làm suy giảm năng lực xử lý của thiết bị tường lửa. Bài báo này đề xuất cấu trúc cây phát hiện xung đột (CDT: Conflict Detection Tree) có khả năng phát hiện tất cả các loại xung đột trong một tập luật của tường lửa một cách hiệu quả. Tính chính xác và tính hiệu quả của cấu trúc CDT được giới thiệu và chứng minh chi tiết trong bài báo. Cấu trúc CDT được triển khai và kiểm chứng với dữ liệu thực tế, cho thấy tính khả dụng của nó.
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V - PROCEEDINGS OF THE 5th NATIONAL CONFERENCE ON SUSTAINABLE EARTH, MINE, ENVIRONMENT
Cùng với sự phát triển và gia tăng dân số, các đô thị đã phát sinh một lượng lớn bùn thải từ mạng lưới mương, cống thoát nước và bùn nạo vét hồ điều hòa. Bùn thải từ hệ thống thoát nước đô thị hiện đang được xử lý bằng phương pháp chôn lấp thông thường. Với lượng bùn phát sinh lớn đang tạo ra những áp lực và chi phí xử lý rất lớn. Phương pháp này cũng gây lãng phí diện tích đất để chôn lấp và cũng gây ra những nguy cơ nhất định đến môi trường do rò rỉ nước thải ra môi trường. Việc tận dụng bùn thải để sản xuất vật liệu xây dựng cũng là một phương pháp để giải quyết vấn đề này. Kết quả của nghiên cứu cho thấy bùn thải từ hệ thống thoát nước chứa lượng lớn SiO 2 , CaO, Fe 2 O 3 , Al 2 O 3 tương ứng là 82,8; 3,55; 2,06 và 3,24 % phù hợp cho việc tận thu bùn thải sau xử lý làm nguyên liệu sản xuất gạch không nung. Để sản xuất gạch không nung đạt TCVN 6477:2016, M5 có thể sử dụng tối đa 30 % bùn thải thoát nước thay thế cho nguyên liệu sản xuất gạch không nung. Từ khóa: Gạch không nung, bùn thải hệ thống thoát nước, bùn thải đô thị.
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - PROCEEDING OF THE 4TH NATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE ON BIOLOGICAL RESEARCH AND TEACHING IN VIETNAM
Tóm tắt: Bài báo giới thiệu về nội dung và thiết kế chương trình giảng dạy môn học động vật ở bậc đại học của Việt Nam, đáp ứng mục tiêu giảng dạy môn khoa học tự nhiên. Kiến thức động vật học được thiết kế theo các module hệ thống khái quát, trên cơ sở phân loại tiến hóa và cấu trúc chức năng của giới động vật, nhằm phát huy tính sáng tạo của người học trong việc làm chủ các đơn vị kiến thức. Từ khóa: Chức năng, Động vật học, Khoa học tự nhiên, thiết kế, tiến hóa.
Loading Preview
Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.