Academia.edu no longer supports Internet Explorer.
To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD) - ĐHXDHN
SupaCee là một dạng mới của tiết diện thép chữ C và được tạo ra bằng cách thêm các sườn trung gian vào bản bụng của tiết diện, giúp tăng tính ổn định dẫn đến làm tăng khả lực chịu lực của tiết diện này. Bài báo do đó mục đích đi đánh giá khả năng chịu lực của tiết diện thép tạo hình nguội SupaCee bằng cách so sánh với khả năng chịu lực của tiết diện thép chữ C truyền thống khi chịu nén, uốn hoặc cắt. Tiết diện thép SupaCee và chữ C khảo sát được lấy từ các tiết diện có mặt trên thị trường. Khả năng chịu lực của các tiết diện và cấu kiện được xác định theo tiêu chuẩn Australia AS/NZS 4600-2018, và vật liệu thép được quy định theo tiêu chuẩn Australia AS 1397. Kết quả khảo sát thu được là căn cứ để đánh giá tính ưu việt về khả năng chịu lực của tiết diện SupaCee so với tiết diện chữ C khi chịu nén, uốn hay cắt.
Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng
Nghiên cứu chế tạo cốt liệu nhẹ nhân tạo (LWA) từ nguồn vật liệu địa phương và tro bay từ nhà máy nhiệt điện tại khu vực Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) bằng phương pháp liên kết nguội. Qua các thử nghiệm cho thấy có thể sản xuất LWA từ tro bay có khối lượng thể tích thấp (1,002 g/cm3), độ hút nước của cốt liệu đạt 15,67 % cao hơn so với đá tự nhiên (5,21 %) và cường độ nén từng viên của LWA được sản xuất đạt 1,08 MPa với hàm lượng 8 % xi măng và LWA được ứng dụng vào thay thế 100% thể tích của đá dăm trong hỗn hợp bê tông tự lèn với các tỷ lệ w/c khác nhau. Kết quả cho thấy bê tông nhẹ tự lèn được sản xuất trong nghiên cứu có độ sụt cao nằm trong khoảng từ 250 mm đến 270 mm và đường kính chảy loang từ 550 mm đến 650 mm đạt yêu cầu về bê tông tự lèn theo tiêu chuẩn TCVN 12209:2018, khối lượng thể tích khô của bê tông sử dụng LWA nhỏ hơn 12 % đến 16 % so với các trường hợp cấp phối bê tông sử dụng đá tự nhiên. Độ hút nước thấp và cường độ đạt khoảng 90 % đến 97 % so với các cấp phối ...
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
Đối với kết cấu tháp, trụ yếu tố quan trọng là phải tính toán kiểm tra ổn định. Kết cấu mất ổn định do xoắn là phức tạp và đặc trưng nhất với kết cấu này. Ngoài các giải pháp cấu tạo vách cứng ngang và xiên theo chiều cao. Chúng ta cần quan tâm vị trí liên kết các ống thép biên tại các đốt. Thực tế cho thấy các trường hợp công trình khi bị mất ổn định thường xảy ra phá hoại tại mối nối liên kết này. Bài báo nhằm đưa ra kiến nghị về tỷ lệ của ba thông số chiều dày mặt bích, chiều dày thành ống và đường kính bulong trong liên kết ống thép tròn với các công trình tháp, trụ sử dụng thanh biên là ống thép tròn ở Việt Nam chịu tác động xoắn để giúp tối ưu hóa việc lựa chọn kích thước tiết diện khi thiết kế các công trình tháp trụ bằng kết cấu thép. Đảm bảo về mặt chịu lực của kết cấu và tính kinh tế khi thiết kế công trình.
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD) - ĐHXDHN
Ngày nay, với sự hỗ trợ của Công nghệ 4.0, các doanh nghiệp xây dựng đã có nhiều sự đổi mới và sáng tạo trong hoạt động. Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích tiềm năng vẫn còn nhiều thách thức khiến cho mức độ số hóa và tự động hóa của doanh nghiệp vẫn đang ở mức thấp. Nghiên cứu này hướng đến việc xác định các tác động mà Công nghệ 4.0 mang lại cho các doanh nghiệp xây dựng tại TP. HCM, thông qua việc tiến hành một cuộc khảo sát với các cá nhân và chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng. Dữ liệu thu về 117 phiếu phản hồi hợp lệ dựa trên 37 tác động được đưa ra trong bảng khảo sát. Sau khi phân tích, các tác động được chia thành 2 nhóm: Lợi ích (4 nhóm phụ) và Thách thức (6 nhóm phụ). Kết quả nghiên cứu đã xác định được các tác động ảnh hưởng nhất mà Công nghệ 4.0 mang lại. Từ đó, đưa ra giải pháp phù hợp giúp các doanh nghiệp xây dựng tiếp cận và áp dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp thông qua các lợi ích của Công nghệ 4.0.
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD) - ĐHXD
Nghiên cứu này tập trung điều tra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và thách thức (SWOT) ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường công nghệ nhà xanh (GBTs) tại Việt Nam. Nghiên cứu áp dụng tiếp cận hỗn hợp thăm dò gồm 3 bước: phân tích nội dung của 34 bài phỏng vấn chuyên sâu, nghiên cứu nhóm tập trung với 3 chuyên gia, và phân tích định lượng số liệu khảo sát bằng bảng hỏi cấu trúc với 32 cán bộ có kiến thức và kinh nghiệm trong các dự án xây dựng công trình xanh. Kết quả nghiên cứu đã xác định và xếp hạng mức độ ảnh hưởng tương đối của 20 yếu tố SWOT đến thị trường GBTs; từ đó, 3 giải pháp chiến lược đã được đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển thị trường GBTs. Từ khóa: công nghệ nhà xanh; GBTs; công trình xanh; xây dựng xanh; SWOT.
FAIR - NGHIÊN CỨU CƠ BẢN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2015, 2016
Báo cáo này đề cập đến việc xây dựng hệ bao (Bounding volume hierarchy-BVH) tự động cho một đối tượng 3D. Việc xây dựng BVH cho đối tượng thường theo mô hình từ trên xuống (top-down), từ dưới lên (bottom-up) hoặc thêm vào (add in); với một dạng hộp bao cụ thể. Kỹ thuật đề xuất xây dựng BVH dựa trên việc sử dụng nhiều dạng hộp bao khác nhau phù hợp với thực tế hoạt động của đối tượng. Kỹ thuật đã được thử nghiệm và tỏ ra hiệu quả đối với các mô hình đối tượng 3D được xây dựng theo phương pháp liên tục. Từ khóa-hệ bao, tự động, nhiều dạng hộp bao, nhận dạng va chạm ABSTRACT-In this paper, we describe the algorithm construct the Bounding volume hierarchy (BVH) automatically for a 3D model. In common, the tree data constrution progress for BVH of an object could be implemented with Top-down model, Bottom-up model or Add-in model, with only determined bounding volume. We also describe a technic to construct the tree data of BVH based on algorithm using multiple kind of bounding volume according to the operation of objects. The algorithm was tested and showed the effect with the continous tree data construction of 3D models.
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD) - ĐHXD
Bê tông rỗng là bê tông có cấu trúc rỗng thông nhau được tạo lên từ các cấp phối hạt cốt liệu gián đoạn. Ở một số nước, vật liệu này đã được áp dụng cho các công trình bảo vệ bờ biển do khả năng hấp thụ năng lượng sóng theo cơ chế chủ động. Bài báo này trình bày nghiên cứu khả năng sử dụng bê tông rỗng phục vụ xây dựng đê chắn sóng ngầm – một dạng công trình bảo vệ bờ biển được đánh giá là phù hợp đối với điều kiện Việt Nam. Thí nghiệm mô hình vật lý được thực hiện trên các mẫu cấu kiện bê tông rỗng có dạng hình hộp, được chế tạo với các kích thước đá (5-10, 10-20 và 20-40 mm) và độ rỗng khác nhau (15-25%). Kết quả đo đạc cho thấy chiều cao sóng giảm từ 21% đến 56% khi đi qua đê ngầm dạng thành đứng xếp bằng các mẫu cấu kiện.
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing, 2021
Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của Trung Quốc, khuyến nghị của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) và Bộ Kế hoạch & Đầu tư, và các nguồn dữ liệu khảo sát doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu ước tính một số chỉ số hiệu quả về phát triển kinh tế (như giá trị gia tăng công nghiệp, giá trị gia tăng công nghiệp bình quân một đơn vị diện tích (hecta), tốc độ tăng (hoặc giảm) các chỉ số này) và thảo luận về các ngưỡng so sánh đối với 17 khu công nghiệp và khu chế xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu chính cho thấy phần lớn các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đạt được sự phát triển kinh tế ở mức hiệu quả trở lên (53% đến 76%, tùy thuộc chỉ số phân tích và ngưỡng so sánh). Kết quả nghiên cứu có thể hữu ích cho các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất khu công nghệ cao ở Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như các địa phương ở Việt Nam và các bên liên quan trong việc xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá các kế hoạch phát triển, và triể...
TUYỂN TẬP HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ NHẤT ĐỘNG LỰC HỌC VÀ ĐIỀU KHIỂN, 2019
Vật liệu cốt sợi polymer (FRP) được sử dụng khá rộng rãi trong công nghiệp từ lâu nhờ có cường độ cao, khả năng chống ăn mòn tốt. FRP đang bắt đầu được sử dụng tại Việt Nam để gia cường kết cấu BTCT và được làm cốt thay cho cốt thép truyền thống do ưu điểm cường độ chịu kéo cao và không bị ăn mòn cốt trong môi trường xâm thực. Nghiên cứu này tìm hiểu ứng xử của dầm bê tông cốt sợi FRP trên phần mềm PTHH ATENA và thực nghiệm uốn dầm bê tông cốt sợi thủy tinh (GFRP). Kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc chẩn đoán khả năng chịu uốn của dầm bê tông cốt FRP và kiểm chứng các ứng xử như độ võng, ứng suất, sự phát triễn vết nứt của dầm khi chịu uốn. Từ khóa: Phần tử hữu hạn (PTHH), Cốt sợi thủy tinh (GFRP), thanh polymer (FRP bar), Bê tông cốt thép (BTCT), hiệu ứng lực.
Transport and Communications Science Journal, 2020
Một nghiên cứu số được thực hiện trong nghiên cứu hiện tại để nghiên cứu ảnh hưởng đặc trưng cơ học của lớp kết dính tới sự làm việc của dầm thép cánh rộng gia cường uốn bằng tấm dán GFRP. Dựa trên một phần mềm phân tích kết cấu, một mô hình mô phỏng kết cấu dầm thép gia cường GFRP bằng các phần tử ba chiều được xây dựng. Các thông số vật liệu phi tuyến được nhập vào mô hình và các phân tích phi tuyến dựa trên phương pháp Riks được tiến hành. Các ảnh hưởng của sức kháng phá hoại và mô đun đàn hồi của lớp kết dính tới mô men uốn tối đa của hệ kết cấu và sự phân bố của các trường ứng suất trong lớp kết dính được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Khi sức kháng phá hoại của chất kết dính cao lên, thì lớp kết dính sẽ chịu nhiều ứng suất cắt và ứng suất pháp hơn ở vùng biên và cả ở khu vực giữa nhịp. Bên cạnh đó, khi sức kháng phá hoại này đủ nhỏ, các ứng suất cắt và ứng suất pháp theo phương đứng (peeling) chỉ tập trung cao ở khu vực nhỏ ở biên (đầu tấm GFRP). (ii) Khi có cùng...
Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, 2022
In the early twentieth century, in Hanoi, many public buildings were built by
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD) - ĐHXD, 2020
Bài báo này đề xuất một lý thuyết biến dạng cắt bậc cao hai biến để phân tích ứng xử tĩnh của dầm composite. Trường chuyển vị của bài toán được rút gọn từ lý thuyết biến dạng cắt bậc cao ba biến bằng cách sử dụng phương trình cân bằng tĩnh học. Phương trình chủ đạo được thành lập từ phương trình Lagrange. Lời giải Ritz, với hàm xấp xỉ là hàm số mũ cơ số Napier, phù hợp với các điều kiện biên khác nhau được đề xuất để giải bài toán. Sự hiệu quả của trường chuyển vị đề xuất và hàm xấp xỉ Ritz mới được phân tích, đánh giá. Các ví dụ số được thực hiện để khảo sát độ hội tụ của lời giải và so sánh với các nghiên cứu trước. Ảnh hưởng của điều kiện biên, hướng sợi, tỷ số chiều dài/chiều cao dầm, đặc biệt là biến dạng cắt đến chuyển vị và ứng suất của dầm composite lớp được khảo sát và bình luận chi tiết. Từ khóa: dầm composite; lý thuyết biến dạng cắt bậc cao; phương pháp Ritz; phân tích tĩnh; rút gọn trường chuyển vị.
Journal of Science and Technology, 2015
Nhiều nhà máy điện gió được đánh giá là khả thi trong kế hoạch này được dự kiến đấu nối với lưới điện qua các trạm biến áp 22 kV và 110 kV. Đặc tính trao đổi công suất giữa nhà máy điện gió với lưới điện qua các phần tử liên lạc là một trong những vấn đề quan trọng cần được xem xét để phân tích ảnh hưởng của việc đấu nối nhà máy điện gió vào lưới điện. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc trao đổi công suất sẽ được xem xét trong bài báo này. Từ khóa: điện gió, trao đổi công suất, biểu đồ phụ tải.
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD) - ĐHXD, 2020
Phế thải từ phá dỡ các công trình ở Việt Nam hiện nay chưa được quản lý chặt chẽ và gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên có thể tái tạo. Bên cạnh đó, một lượng không nhỏ thải phẩm của các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như bê tông khí chưng áp (AAC) không được tái sử dụng mà đang chôn lấp hoặc đổ thải. Việc nghiên cứu tái sử dụng phế thải xây dựng và thải phẩm công nghiệp là rất cần thiết và có ý nghĩa lâu dài. Bài báo đưa ra một số kết quả nghiên cứu sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựng và thải phẩm công nghiệp là phế phẩm bê tông khí chưng áp (AAC) để chế tạo gạch bê tông rỗng có khả năng thoát nước mưa, ngăn ngừa ngập lụt và góp phần làm giảm hiệu ứng nhiệt đô thị. Kết quả nghiên cứu có lợi ích kép về mặt bảo vệ môi trường. Gạch bê tông rỗng có tổng độ rỗng từ 22,2% đến 41,2% (bao gồm độ rỗng giữa các hạt và độ rỗng bên trong hạt AAC và cốt liệu tái chế), tốc độ thoát nước từ 2,3 mm/s đến 9,1 mm/s, độ hút nước đạt từ 5,1% đến 16,5%, cường độ né...
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD) - ĐHXD, 2019
Xỉ thép là sản phẩm phụ, được tạo ra trong quá trình luyện thép. Theo thống kê của Sở Tài nguyên-Môi trường (2017), tại Bà Rịa Vũng Tàu có 6 nhà máy thép đang hoạt động với tổng công suất 4,5 triệu tấn/năm và lượng xỉ thép phát sinh vào khoảng 10% sản lượng thép, phần lớn đang được lưu trữ và là nguyên nhân gây tác động xấu đến môi trường. Trong nghiên cứu này, cấp phối hạt của xỉ thép được điều chỉnh bằng cách phối trộn với cát mịn tạo thành cấp phối xỉ thép-cát mịn (tỷ lệ xỉ thép/cát mịn là 80%/20%), sau đó gia cố với xi măng với hàm lượng 4%, 6%, 8%. Các thí nghiệm xác định cường độ chịu nén, cường độ chịu ép chẻ và mô đun đàn hồi ở tuổi 7, 14, 28 và 56 ngày được thực hiện để đánh giá khả năng làm việc của vật liệu gia cố trong kết cấu áo đường. Kết quả cho thấy các đặc tính kỹ thuật của cấp phối xỉ thép-cát mịn gia cố xi măng được cải thiện đáng kể nên có thể dùng làm lớp móng trên của kết cấu áo đường khi hàm lượng xi măng gia cố từ 6-8%. Từ khóa: xỉ thép; cát mịn; gia cố xi mă...
Tuyển tập công trình HNKH toàn quốc lần thứ 3 về điều khiển & Tự động hoá VCCA - 2015, 2016
Bài báo tìm hiểu các ý tưởng về mô hình nhà hàng phục vụ tự động hiện có trên thế giới. Từ đó, tiến hành phân tích các ưu nhược điểm của từng phương pháp, tiến tới xây dựng một mô hình mới về một nhà hàng phục vụ tự động kết hợp những ưu điểm cũng như hạn chế các nhược điểm hiện có. Bài báo sẽ đề xuất một mô hình chung và tập trung vào việc xây dựng các thành phần cơ bản cần phải có của một nhà hàng. Các ý tưởng sẽ được mô phỏng, thực nghiệm để chứng minh được tính khả thi của mô hình. Từ khóa: Nhà hàng phục vụ tự động, dẫn hướng bị động, dẫn hướng chủ động, định vị vị trí, AGV, CMU camera, Lyapunov, barcode, iBeacon.
Tạp chí Khoa học, 2019
Cấu trúc của vật liệu aluminosilicate đã được nghiên cứu bằng phương pháp mô phỏng động lực học phân tử. Các đặc trưng cấu trúc của vật liệu được phân tích thông qua phân bố O- simplex và T- simplex. Bên cạnh đó, các đặc trưng khác như hàm phân bố xuyên tâm và phân bố số phối trí ở các áp suất khác nhau cũng được xem xét và thảo luận, các kết quả nghiên cứu được so sánh với số liệu mô phỏng và thực nghiệm trước đây.
Tuyển tập công trình HNKH toàn quốc lần thứ 3 về điều khiển & Tự động hoá VCCA - 2015, 2016
2020
This paper proposes an experimental research on the fabrication of Ni-cBN composite electroplating layer in a flat surface, which is the foundation for fabricating cBN grinding stick and disc by the electroplating method. The Watts solution with 160 g/l of cBN grit at temperature 55 ᴏ C, the current density from 1 to 10 A/dm 2 , and the plating time from 1 to 10 minutes were used in the composite plating process. As a result, the Ni-cBN composite electroplating layers in a flat surface observed by SEM showed that the quality of plating layer was good and grinding particles were evenly distributed. The cBN grinding particles were only partially buried and protruded from the surface to perform the cutting function. The density of cBN grits was defined by counting particles in the SEM photo. Based on experiments, a regrestion equation of the density, which depends on current density and plating time, was determined.
Loading Preview
Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.